Bác Hồ trong trái tim tôi

08:51 18/09/2015 | Lượt xem : 11967

“Câu chuyện về cây bụt mọc” mang ý nghĩa đặc biệt như bằng chứng của một kinh nghiệm quý báu mà Bác đã mang lại một bài học thực tiễn cho tôi - người cán bộ quản lý đơn vị, doanh nghiệp.

Trước đây do đất nước bị chia cắt, tôi lớn lên ở miền Nam, qua học tập ở trường học chỉ biết khái quát về Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo chính quyền ở miền Bắc, được nhiều người trên thế giới biết đến và quý trọng. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cách mạng thắng lợi, non sông liền một dải, đất nước được thống nhất, nhân dân hân hoan đón chào một kỷ nguyên mới “xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Qua nhiều buổi học tập, sinh hoạt chính trị và nhiều tài liệu liên quan đến sự nghiệp thắng lợi của ch mạng của nước ta, tôi hiểu rõ hơn về Đng Cộng sản Việt Nam, về cuộc chiến tranh thần kỳ của Dân tộc ta, về sự lãnh đạo anh minh, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa nước Việt Nam đến bến bờ độc lập, tự do.    

Qua những tài liệu học tập và nghiên cứu về Bác Hồ, tôi càng cảm phục và kính yêu Bác vô cùng. Những điều Bác dạy, nhắc nh trong các hội nghị, tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên luôn được nhiều người nhớ đến để học tập và làm theo. Khi Bác mt, ai cũng hồi tưởng lại niềm vinh dự của mình khi được gặp Bác, được thy và nghe Bác nói chuyện là nim hạnh phúc lớn trong cuộc đời của mình. Có nhiều người đã ghi hoặc kể lại với nhiều bài học từ Bác, qua làm việc với Bác, qua tiếp xúc với Bác trong những câu chuyện kể về Bác H với lòng kính trọng vô biên. Tôi rất tiếc là chỉ được biết Bác qua tài liệu, phim ảnh, sách báo v.v...

Sau khi tốt nghiệp đại học và công tác, tôi được phân công làm cán bộ quản lý của một doanh nghiệp nhà nước, tôi có điều kiện vận dụng và thực hiện những điều đã học tập ở Bác trong công tác và sinh hoạt của mình. Trong nhiều câu chuyện về Bác, tôi cảm nhận sâu sắc nhất trong hoạt động điều hành, quản lý của mình là “Câu chuyện về cây bụt mọc”.

Câu chuyện như sau:

Vào đầu năm 1965, anh em phục vụ phát hiện ra cây bụt mọc cạnh chiếc cầu nhỏ bắc qua ao cá bị mối xông đã hỏng đến quá nửa thân, sợ cây đổ bất ngờ gây nguy hiểm vì nó mọc ngay cnh con đường nhỏ quanh ao cá mà hàng ngày Bác và mọi người thường qua lại, các đồng chí trong cơ quan quyết định chặt bỏ cây. Khi biết được ý định đó, Bác đã nói: “Chặt bỏ một cây hỏng thì dễ dàng thôi nhưng trồng được một cây mới thì rất khó. Bởi vậy, các chú hãy tìm cách chữa cho cái cây bị mối xông đi đã”. Rồi Bác chỉ cho anh em một kinh nghiệm chữa cây bị mối xông như sau: Trước hết, cạo sạch phần thân cây bị mối xông, sau đó dùng vôi, rơm nhồi vào trong và cuối cùng dùng xi măng trát phía ngoài thân cây. Bác phân tích: Vôi có tác dụng chống mối và côn trùng xâm nhập; rơm tạo thành lớp mùn giúp cây phát triển bình thường; xi măng ngăn không cho nước ngấm vào thân cây thêm mục nát, đồng thời giữ cho thân cây cứng cáp. Anh em đã làm theo lời Bác và sau một thời gian, cây bụt mọc đã sống lại, không bị mối xông, phát triển tốt.

Trong buổi nói chuyện tại một hội nghị cán bộ quản lý, Bác Hồ đã kể lại câu chuyện chữa cây bụt mọc để nhắc nh chung mọi người làm việc gì cũng phải suy xét cho kỹ, tìm phương pháp tối ưu để đạt kết quả tốt nhất, và Người kết luận rằng: “Việc quản lý, giáo dục, xem xét cán bộ cũng phải như vậy - đừng thấy cán bộ phạm khuyết điểm đã vội vã kết luận ngay và thi hành kỷ luật mà không cần suy xét gì. Đó là thói quan liêu. Trách nhiệm của người cán bộ quản lý là phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc cán bộ phạm khuyết điểm. Như vậy, cán bộ mới trưởng thành, cán bộ quản lý mới làm tròn trách nhiệm của người lãnh đạo”.

Qua câu chuyện trên, tôi đã học tập ở Bác việc xem xét và đánh giá những nhân viên cộng tác với mình, nhất là khi xem xét những hạn chế, thiếu sót, sai phạm của họ. Mỗi người đều có những mặt hay, tốt và một số hạn chế nhất định. Không phải ai sai phạm đều phải kiểm điểm, kỷ luật hay chuyển đổi, cho nghỉ việc. Do đó, trong phân công công tác, tôi đều cân nhắc để phân công đúng người đúng việc. Thay vì quát tháo những người thực hiện không đảm bảo thời gian quy định của Sở, nội dung những công việc được phân công, tôi chịu khổ tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan, khách quan, những sơ xuất chủ quan do thiếu kinh nghiệm của chuyên viên, người lao động hay lười nhác trong công tác... Tôi ôn tồn nhắc nh và đề nghị chuyên viên, người lao động rút kinh nghiệm, đồng thời qua đó xem đây là bài học chung để mọi người trong cơ quan tránh được sai phạm này trong công tác; đồng thời tôi cũng rút kinh nghiệm trong công tác quàn lý của mình, định kỳ tổ chức những buổi sinh hoạt trao đổi về kinh nghiệm trong công tác, luôn quan tâm đến tâm tư nguyện vọng, gia cảnh của từng cá nhân, điều kiện sinh hoạt và công tác,v.v. Từ đó, những hoạt động của đơn vị luôn đạt mục đích, yêu cầu và kế hoạch đề ra. “Câu chuyn v cây bụt mọc” mang ý nghĩa đặc biệt như bng chng của một kinh nghiệm quý báu mà Bác đã mang lại một bài học thực tiễn cho tôi - người cán bộ quản lý đơn vị, doanh nghiệp.

Qua “Câu chuyện về cây bụt mọc”, tôi thiết nghĩ Lãnh đạo Đảng, thủ trưởng cơ quan các cấp quan tâm hơn đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng đến đội ngũ cán bộ, công chức trong đơn vị, để họ luôn nhận thức được chức trách, nhiệm vụ được phân công và phấn đấu hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc công tác được giao. Nếu chng may cán bộ, công chức có hạn chế, thiếu sót hoặc sai phạm gì, tổ chức nên xem xét, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sai phạm do chủ quan hay khách quan. Nếu do khách quan thì cơ quan, đơn vị nghiên cứu và có biện pháp khắc phục để không có tình trạng sai phạm nữa đối với những cá nhân khác. Nếu do chủ quan cá nhân thì cơ quan, đơn vị nghiên cứu, phân tích để góp ý cho họ nhận ra những sai phạm, có biện pháp khắc phục, sửa chữa; đồng thời cơ quan cũng quan tâm, tạo điều kiện giúp đ hay bố trí công tác khác cho phù hợp. Sau lần vấp ngã, họ sẽ trưởng thành hơn, phấn đấu tt hơn và đội ngũ cán bộ, công chức sẽ ngày càng vững vàng hơn, ý thức trách nhiệm được nâng cao và chuyên tâm trong công tác hơn như trường hợp cây Bụt được Bác Hồ chữa bệnh.

"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người!".

Người cũng thường xuyên nhắc nhở rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đ cây luôn xanh tốt và phát triển nhanh đòi hỏi chúng ta luôn quan tâm chăm sóc. Hơn nữa, khi cây bệnh, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc và điều trị cho cây khỏi bệnh và phát triển tốt tr lại. Việc chặt bỏ một cây hỏng thì dễ dàng thôi nhưng trồng được một cây mới thì rất khó. Đối với con người càng khó hơn gp nhiều lần vì là một thực thể có nhận thức.

Ví dụ: Trường hợp xét thi đua khen thưởng hàng quý, 6 tng và cuối năm, Văn phòng Sở báo cáo thống kê hồ sơ trễ hạn của một số phòng, ban, đơn vị; đề nghị các đơn vị tiến hành kiểm tra và xác định số hồ sơ trễ hạn, những cá nn có h sơ bị trễ hạn; các cá nhân có hồ sơ tr hạn phải giải trình, bằng văn bản cụ thể và được đơn vị xác nhận hợp lý thì không bị trừ điểm thi đua khen thưởng. Còn, nếu khách quan do phần mềm quản lý chưa có phần thể hiện hay thể hiện không đúng thì cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp v.v để khắc phục dần tình trạng hồ sơ trễ hạn tại Sở. Các cán bộ, công chức cũng nhận thức và nâng cao được tinh thần trách nhiệm trong công tác và sinh hoạt nâng cao được trình độ chuyên môn, trình độ tham mưu cho lãnh đạo Sở và lãnh đạo Thành phố, tích cực góp phần hoàn thành chức trách, nhiệm vụ mà y ban nhân dân Thành phố đã giao cho Sở Nội vụ.

Câu chuyện trên chỉ là một trong những câu chuyện kể về Bác, càng tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và làm theo Bác, tôi càng thấy Bác thật vĩ đại, càng thấy cần phải học tập ở Bác nhiều hơn nữa và vận dụng trong công tác và sinh hoạt để không ngừng tiến bộ và hoàn thiện bản thân hơn. Qua việc học tập và làm theo tm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Bác Hồ luôn sống mãi trong tim tôi./.

Phòng Xây dựng Chính quyền Đô thị

Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh



góp ý hiến kế

Liên kết website

Thống kê truy cập

Thống kê truy cập

Lượt truy cập : 23.074.905

Khách Online : 809